Nhân viên mong đợi gì ở một công việc?

Theo một khảo sát gần đây thì với nhiều nhân viên, công việc không chỉ dừng lại ở chuyện lương cao hay thấp

Rất nhiều công việc bề ngoài có vẻ không hề thoải mái: nào họp hành vô bổ, nào sếp đòi hỏi vô lý, nào đồng nghiệp đối địch. Nhưng bên cạnh đó cũng có những khía cạnh khác khiến nhân viên hài lòng: cảm giác được tham gia sứ mệnh lớn lao hoặc cơ hội làm việc cùng bạn bè

Muốn các nhân viên xuất sắc nhất luôn vui vẻ làm việc và phấn đấu, các doanh nghiệp phải tìm được lời giải cho bài toán: hạn chế yếu tố gây khó chịu và tăng cường những mặt khiến họ hài lòng. Khi những nghiên cứu đều chỉ ra rằng quá trình tìm kiếm nhân tài quá tốn thời gian và khó khăn thì việc hiểu được điều ứng viên mong muốn ở một công việc chính là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp giữ chân những con người ưu tú nhất. 

Cuộc sống là nền tảng cho công việc

Xem email trên điện thoại trước lúc ngủ, tranh thủ làm mấy việc nhỏ nhặt như trả lời thư hay điền báo cáo chi phí vào ngày nghỉ, hay vừa đi vừa nghe điện thoại… tất cả đã trở thành thói quen khó bỏ. Văn hóa làm việc bất kể thời gian thường khiến ta lầm tưởng rằng những thói quen này là dấu hiệu cho thấy nhân viên đó sẽ tiến xa, bằng không họ sẽ bị đánh giá là lười biếng hay không đủ tâm huyết. Sự lầm tưởng ấy vô cùng tai hại và thậm chí còn làm sụt giảm năng suất, dù với nhân viên hay người quản lý. Như lẽ dĩ nhiên, làn sóng phản đối đã bùng nổ, lời kêu gọi làm việc điều độ cũng vang lên đanh thép. 

Tất nhiên, nhân viên luôn muốn được trả lương xứng đáng. Nhưng khi công việc ngày càng chiếm nhiều không gian trong cuộc sống thì với nhiều người, mức lương cũng không còn là tiêu chí đầu tiên. Theo khảo sát mới đây của WeWorkSáng kiến về công việc trong tương lai của Viện Aspen, đặc điểm quan trọng nhất ở nơi làm việc đối với nhân viên chính là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Còn theo The Future of Work and Cities, trong số 30.000 nhân viên trả lời khảo sát trên toàn cầu, có 40% coi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là yếu tố quan trọng nhất trong một công việc, áp đảo số lượng coi trọng lương (33%) và phúc lợi (28%). Những khía cạnh này được đề cập thường xuyên hơn so với cơ hội thăng tiến, triển vọng của doanh nghiệp và năng lực lãnh đạo. 

Khái niệm “cân bằng giữa cuộc sống và công việc” có vẻ khá mơ hồ, nhưng nói một cách đơn giản nhất, đó chính là có thời gian và không gian hợp lý để tách biệt công việc với cuộc sống riêng – sao cho cán cân giữa thời gian làm việc và thời gian không làm việc cân đối nhất có thể. Sự cân bằng ấy có thể chỉ đơn giản là về nhà đúng giờ và quây quần ăn tối cùng gia đình nhỏ, hay xem trọn bộ phim thay vì bị ngắt quãng bởi sếp cứ liên tục thúc giục chuyện deadline. 

Cho rằng văn hóa làm việc ngày nay đã quá xem nhẹ vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống, Arianna Huffington đã lập hẳn một công ty để quảng bá lợi ích của điều vốn bị lãng quên. Thrive Global, công ty truyền thông có trụ sở thiết kế bởi WeWork, theo đuổi nhiệm vụ đặt dấu chấm hết cơn đại dịch làm việc quá sức. Nữ giám đốc truyền thông thành lập công ty này vào năm 2007, sau khi cô bất tỉnh do làm việc quá độ đến nỗi thiếu ngủ và kiệt sức. Giờ đây, cô một lòng ủng hộ duy trì ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống, đồng thời không quên áp dụng điều cô vẫn tuyên truyền: chủ động tập thiền, tập thể dục khi thức giấc vào buổi sáng thay vì vờ ngay lấy điện thoại và tập trung làm việc tại nhà trước khi đến họp tại văn phòng. 

Cô tâm sự “Tôi tuyệt đối tin tưởng vào lợi ích khi sắp xếp công việc triệt để và phân chia thời gian, qua đó dành tâm trí cho những việc không thể chờ đợi rồi hoàn thành trọn vẹn những việc đó, và chấp nhận gác lại những việc chưa gấp gáp”. 

Không Tìm Được Trường.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Dần nhận ra sự lợi bất cập hại khi nhân viên làm việc quá độ, các công ty bắt đầu áp dụng nhiều chính sách ngăn ngừa. Bước mở đường đầu tiên là cho nhân viên nghỉ có lương nhằm tạo điều kiện cho họ đi nghỉ mát, khiến nhân viên tin tưởng rằng họ sẽ không phải trả lời email ngoài giờ làm việc – và nếu bạn giữ chức quản lý, hãy tự mình làm gương.

Các công ty cũng có thể bảo vệ sức khỏe nhân viên khi đập tan ác mộng đáng sợ nhất mỗi ngày: đi làm trong giờ cao điểm. Công đoạn đó ngốn rất nhiều thời gian và cũng là lý do khiến nhiều nhân viên chuyển đến gần cơ quan.

Chính sách làm việc từ xa cũng sẽ giảm đáng kể thời gian đi lại cho những nhân viên thực sự cần đến. Không bắt buộc phải có mặt ở văn phòng, họ có thể sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất. Những “chuyên gia cú đêm” có thể vào làm muộn hơn, bố mẹ có thể đón con tan học… những ngày kẹt cứng trong dòng xe cộ vào giờ cao điểm sẽ không còn nữa. Không chỉ vậy, chính sách linh hoạt này còn chứng minh rằng đội ngũ quản lý tin tưởng vào nhân viên và trân trọng đóng góp của họ, dù trực tiếp hay qua hội nghị video. 

Bố trí nơi làm việc ở địa điểm thuận tiện cũng là một giải pháp giúp nhân viên cân bằng giữa cuộc sống và công việc và giảm thời gian đi lại. Microsoft là một ví dụ. Đội ngũ bán hàng tại New York của họ có thể làm việc tại mọi địa điểm WeWork trong thành phố. Nhân viên được quyền chọn bất kỳ địa điểm nào gần nhà mình nhất, tiết kiệm hẳn khoảng thời gian dành cho việc di chuyển.

Cảm giác gắn bó

Nhân viên không chỉ muốn phân định rõ ràng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Trong thời gian làm việc (dù làm gì và ở đâu), họ còn muốn hợp tác với người khác và góp phần vào một sứ mệnh lớn lao. Suy cho cùng, cơ quan vẫn là nơi hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian trong cuộc đời.

Theo khảo sát Future of Cities and Work (Các thành phố và công việc trong tương lai), 28% số người trả lời phỏng vấn cho biết họ đề cao “tinh thần cộng đồng”. Tiêu chí này xếp thứ ba trong danh sách những lợi ích mà nhân viên mong muốn. Mối ưu tiên này thể hiện rõ ràng hơn một chút ở những nhân viên lớn tuổi: 30% nhân viên trên 45 tuổi xem cộng đồng là mảnh ghép quan trọng, so với 26% ở những nhân viên dưới 45. 

Cảm giác gắn bó với một tập thể hoặc sứ mệnh to lớn sẽ thổi niềm cảm hứng vào từng email, từng giấy tờ mà nhân viên gửi đi cũng như tất cả những công việc hành chính khác hình thành nên ngày làm việc. Làm việc trong một đội ngũ mạnh mẽ và nhiệt thành, nhân viên sẽ càng muốn gắn bó và phấn đấu hết mình. Đặc biệt là ở những người bất đồng quan điểm, sự hợp tác giúp cả đội nhận ra những điểm mù mà một cá nhân lẻ loi không thể phát hiện. 

Theo khảo sát của WeWork và hãng nghiên cứu thị trường Ipsos, gần 70% trong số những nhân viên hài lòng với công việc cho biết họ hợp tác với đồng nghiệp ít nhất một lần mỗi tuần. Còn với số nhân viên chưa hài lòng, chưa đầy 50% đạt được tần suất này. Ngoài hiệu quả giữ chân nhân viên, sự hợp tác còn có nhiều tác động khác đối với doanh thu. Theo nghiên cứu của MIT, những công ty nằm trong số 25% công ty mang lại trải nghiệm tuyệt nhất cho nhân viên – cụ thể là tạo điều kiện cho nhân viên làm việc cùng nhau và thực hiện ý tưởng – có lợi nhuận cao hơn 25% so với những công ty nằm trong số 25% chót bảng về cùng tiêu chí này. 

Đắp xây cộng đồng ở nơi làm việc

Khi nhân viên không ngừng đề cao môi trường hợp tác và gắn kết, không gian làm việc thực tế cũng dần thay đổi nhằm đáp ứng mong muốn đó (nguồn gốc khởi xướng không gian làm việc chung). 

“Cảm giác thân thuộc là mảnh ghép quan trọng giúp bạn làm việc hiệu quả nhất” – Molly O’Rourke, trưởng nhóm nghiên cứu và thiết kế tại IBM. Khi tìm kiếm chỗ làm việc mới, Văn phòng CIO của IBM mong muốn tìm được một nơi đáp ứng đội ngũ nhân viên đa dạng và lan tỏa tinh thần cộng đồng. Văn phòng CIO đã khởi động một sáng kiến có tên gọi Our Space (Không gian của chúng ta), tạo điều kiện cho mọi người ở cùng tầng ​góp ý về mục đích sử dụng không gian mà họ mong muốn. 

Không khí của một văn phòng bắt nguồn từ những con người làm việc trong đó, nhưng những chi tiết kiến trúc cũng đóng vai trò nhất định. Cầu thang nội bộ và hành lang chính là nơi lý tưởng nhất cho những lần tình cờ chạm mặt trong ngày làm việc. Khu bếp lớn, thoáng rộng và các khu vực chung sẽ cổ vũ nhân viên gặp gỡ nhau, dù trong bối cảnh trang trọng hay thân tình. Những gian phòng sáng tạo không chỉ có bảng trắng mà còn được trang hoàng tác phẩm nghệ thuật, trồng cây xanh và bố trí hàng loạt chỗ ngồi đem nét phóng khoáng vào không gian hội họp, khơi gợi ý tưởng. 

“Ở những không gian làm việc ý nghĩa và có tác động mạnh mẽ nhất, tôi thấy được sự gắn bó sâu sắc giữa công cụ, văn hóa và không gian” – Deano Roberts, phó chủ tịch phụ trách không gian làm việc và bất động sản của Slack

Nắm rõ những yếu tố giúp nhân viên luôn vui vẻ, mãn nguyện và giữ lửa nhiệt thành là một trong những thách thức hàng đầu, thậm chí là cửa ải khó khăn nhất, đối với doanh nghiệp. Trong nghiên cứu The Future of Cities and Work, 38% doanh nghiệp tham gia khảo sát bày tỏ nỗi khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Dẫu khó khăn đến thế, nhưng đó lại là yếu tố quyết định thành công. Khi nhân viên gắn kết, vui vẻ và thoải mái, họ cũng thể hiện điều đó trong công việc – họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn. Theo McKinsey, những nhân viên làm việc hiệu quả có năng suất cao gấp 800% so với nhân viên bình thường khi thực hiện những công việc có độ phức tạp cao.

“Tôi cho rằng trong tương lai, công việc sẽ trở về đúng những giá trị của con người và khẳng định rằng con người không chỉ là tài nguyên. Họ còn có cuộc sống và công việc là một phần trong cuộc sống đó” – O’Rourke (IBM).

Anjie Zheng is the editor of Ideas by WeWork. Previously, she was a reporter for the Wall Street Journal. Her work has also appeared in Fast Company, Quartz, and LitHub.

Bạn quan tâm đến không gian làm việc? Hãy liên hệ.
Was this article useful?
thumbs-up thumbs-down